Khoa Gây mê Hồi sức

KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC NĂM 2023

 

Khoa Gây mê hồi sức là khoa lâm sàng chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

1. Mục đích

Gây mê là phương pháp giúp người bệnh không đau với mức độ thức tỉnh khác nhau nhằm duy trì ổn định các chức năng sống trong khi thực hiện phẫu thuật (mổ), thủ thuật.

Hồi tỉnh là giai đoạn người bệnh thoát khỏi tác dụng của gây mê.

Hồi sức ngoại khoa là các biện pháp chẩn đoán, điều trị cho người bệnh ngoại khoa (trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật) nhằm duy trì, ổn định và cải thiện các chức năng sống của người bệnh.

Gây mê – hồi sức là việc thực hiện một số hoặc tất cả hoạt động trong các hoạt động khám trước gây mê, gây mê, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa và chống đau.

2. Cơ cấu tổ chức nhân sự

2.1. Tổ chức nhân sự

Tổng số viên chức và người lao động tại khoa Gây mê hồi sức là 34 người, trong đó:

  • Trưởng khoa: ThS.BS.CKII. Trương Kim Minh
  • Phó trưởng khoa: ThS. Đỗ Thị Minh Trang
  • Điều dưỡng trưởng khoa: CN. Nguyễn Thị Hoàng Oanh
  • 07 bác sĩ, 25 điều dưỡng, 02 hộ lý.
  • 21 nhân viên nữ và 13 nhân viên nam.

2.2. Các tổ chuyên môn

  • Tổ Bác sĩ gây mê hồi sức;
  • Tổ Điều dưỡng gây mê hồi sức;
  • Tổ Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật (điều dưỡng dụng cụ);
  • Tổ Điều dưỡng hồi sức ngoại;
  • Tổ Hộ lý.

2.3. Cơ cấu tổ chức

Khoa gây mê hồi sức gồm các bộ phận sau:

  • Hành chính;
  • Khám trước gây mê;
  • Phẫu thuật;
  • Hồi tỉnh;
  • Hồi sức ngoại khoa;
  • Chống đau.

3. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động

3.1. Chức năng

Khoa Gây mê – hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với phương châm “An toàn – Hiệu quả – Hồi phục sớm”.

3.2. Nhiệm vụ

  • Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê – hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;
  •  Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của khoa gây mê hồi sức trong bệnh viện;
  •  Tổ chức thực hiện các hoạt động về gây mê hồi sức theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phối hợp với các khoa phòng có liên quan trong bệnh viện để tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác gây mê hồi sức, đảm bảo an toàn cho người bệnh;
  • Đào tạo, tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tham gia nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về gây mê hồi sức;
  • Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;
  • Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của bệnh viện.

3.3. Các hoạt động:

3.3.1. Hành chính

  • Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về các hoạt động chuyên môn;
  • Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về cập nhật, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao, thuốc và hóa chất;
  • Theo dõi nhân lực và các công tác hành chính khác tại khoa.

3.3.2. Khám trước gây (khám tiền mê)

  • Khám tiền mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;
  • Khám tiền mê do bác sỹ gây mê hồi sức thực hiện tại bộ phận khám tiền mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;
  • Khám tiền mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);
  • Bác sỹ khám tiền mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;
  • Bác sỹ khám tiền mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê – hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

3.3.3. Phẫu thuật

  • Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh;
  • Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;
  • Thực hiện các phương pháp gây mê hồi sức phù hợp với phẫu thuật, thủ thuật với sự tham gia của bác sỹ và các điều dưỡng viên gây mê hồi sức, điều dưỡng dụng cụ và các nhân viên khác theo yêu cầu của bác sỹ gây mê hồi sức;
  • Thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

3.3.4. Hồi tỉnh

  • Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;
  • Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;
  • Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;
  • Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng bất thường nếu có đối với người bệnh;
  • Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.

3.3.5. Hồi sức ngoại khoa

  • Tiếp nhận người bệnh từ bộ phận hồi tỉnh hoặc từ các bộ phận khác chuyển đến;
  • Theo dõi, chẩn đoán, điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện người bệnh;
  • Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về khoa lâm sàng hoặc bộ phận khác hoặc chuyển viện, xuất viện.

3.3.6. Chống đau

  • Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;
  • Trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện;
  • Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.

4. Các hình ảnh hoạt động

4.1. Sơ đồ tổ chức khoa:

4.2. Hình ảnh thành viên trong khoa:

Trưởng khoa: ThS.BS.CKII Trương Kim Minh

Phó trưởng khoa: ThS.BS. Đỗ Thị Minh Trang

Điều dưỡng trưởng khoa: CN.ĐD. Nguyễn Thị Hoàng Oanh

Lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Điều dưỡng Gây mê hồi sức

Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật (dụng cụ)

Tập thể nhân viên khoa Gây mê hồi sức

5. Hướng phát triển trong tương lai

Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, hướng phát triển trong tương lai của khoa Gây mê hồi sức như sau:

– Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý và chuyên môn gây mê hồi sức;

– Phối hợp chặt chẽ với các khoa phòng có liên quan trong bệnh viện để tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác gây mê hồi sức, đảm bảo an toàn phẫu thuật trong bệnh viện ở mức độ cao theo bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật của Bộ Y Tế (quyết định số 7482/QĐ-BYT ngày 18/12/2018);

Rà soát, cập nhật, xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, phác đồ điều trị, công tác điều dưỡng phù hợp với tình hình thực tế;

– Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, trau dồi y đức cho nhân viên trong khoa và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh;

– Khuyến khích nhân viên trong khoa tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh;

Nhằm đảm bảo công tác chăm sóc, điều trị, phục vụ người bệnh được tốt nhất, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, luôn tận tình, chu đáo, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh với phương châm:

“Gây mê – hồi sức – giảm đau,

An toàn, hiệu quả, bệnh mau phục hồi”