Tổ Chức Một Đơn Vị Thực Hành Thông Khí Không Xâm Lấn

TỔ CHỨC MỘT ĐƠN VỊ THỰC HÀNH THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN (TKKXL)
TẠI PHÒNG THEO DÕI BỆNH NẶNG HOẶC SĂN SÓC TÍCH CỰC (SSTC):

  • Có thể thực hiện tại phòng bệnh nặng ở các Khoa lâm sàng, không nhất thiết tại khoa SSTC.
  • Không cần thiết các thiết bị đặc biệt.
  • Theo dõi BN sát là yếu tố thành công.

1. PHƯƠNG TIỆN TRANG BỊ:
– Máy thở: thể tích hay áp lực;
– Nguồn oxy;
– Mặt nạ: mũi-miệng, hoặc miệng;
– Máy đo Oxy qua da;
– Máy theo dõi ECG (nếu có);
– Máy đo khí máu động mạch;
– Dụng cụ đặt nội khí quản: ống nội khí quản, đèn đặt nội khí quản (thông khí xâm lấn);
– Thuốc an thần, giãn cơ, dịch truyền…
2. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN:
– Chuẩn bị 30-60 phút để bắt đầu thực hiện thông khí không xâm lấn.
– Giai đoạn 1: Chuẩn bị phương tiện
         + Máy thở, mặt nạ, máy đo Oxy qua da;
         + Vận hành thử hoạt động máy thở;
         + Tìm mặt nạ thích hợp với kích cỡ mũi miệng BN.
         + BS và điều dưỡng đầy đủ.

  • Giai đoạn 2:

         + Giải thích cho BN, thân nhân BN hiểu mục đích TKKXL, các khó khăn ban đầu, để tham gia hợp tác;
         + Áp mặt nạ vào mặt BN, kiểm tra thông khí khoảng 2-3 phút trước khi thắt dây.
– Giai đoạn 3:
         + Thông khí không xâm lấn ban ngày;
         + Thử lần đầu tối đa 1-2 giờ, xen kẽ thở oxy qua xông mũi, luôn có người theo dõi sát và hướng dẫn.
– Giai đoạn 4:
         + Thử thông khí ban đêm, luôn có điều dưỡng theo dõi.
– Hướng dẫn cho thân nhân BN, nếu có dự kiến cho BN thông khí không xâm lấn tại nhà.
3. PHƯƠNG TIỆN NHÂN SỰ:
– Nhân sự đủ (BS, điều dưỡng, VLTL, …) có kinh nghiệm thực hành TKKXL;
– Bố trí thời gian theo dõi BN hợp lý.
4. BILAN CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM LẤN:
– Đo khí máu động mạch.
– X-quang lồng ngực.
– CTM, Ion đồ/máu, đường máu, SGOT, SGPT, Urê, creatinin máu, điện tim..
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo, Nhà xuất bản Y học, 2009, tr: 388-399.
2.The Washington Manual of Medical Therapeutics, 2010.