Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính (BPTNMT)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)

  1. ĐẠI CƯƠNG

BPTNMT là bệnh lý có thể ngăn ngừa và điều trị được với 1 số tác hại đáng kể ngoài phổi. Tại phổi, bệnh đặc trưng bởi tình trạng giới hạn luồng khí không thể hồi phục hoàn toàn. Giới hạn luồng khí thường tiến triển và đi kèm với phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt hay khí độc.

  1. CHẨN ĐOÁN:
  • Khó thở
  • Ho mạn tính
  • Khạc đàm
  • Và hoặc có yếu tố nguy cơ BPTNMT
  • Hô hấp ký FEV1/FVC <0,70 sau hít thuốc dãn phế quản
  • Các xét nghiệm cần làm: Xquang phổi, Chức năng hô hấp, Đường /máu
  • Tầm soát bệnh lý tim mạch khi có biểu hiện:
  • Phù à Xét nghiệm BNP.
  • Đau ngực à Điện tâm đồ, Siêu âm tim, Men tim.
  1. PHÂN ĐỘ:

Phân loại độ nặng của tắc nghẽn đường dẫn khí ở bệnh nhân BPTNMT
Ở bệnh nhân có                   FEV1/FVC < 0.70:
GOLD 1: Nhẹ                FEV1 > 80% giá trị lý thuyết                     
GOLD 2: trung bình      50% < FEV1 < 80% giá trị lý thuyết
GOLD 3: nặng                    30% < FEV1 < 50% giá trị lý thuyết
GOLD 4: rất nặng          FEV1 < 30% giá trị lý thuyết
*Dựa trên FEV1  sau hít thuốc dẫn phế quản
 

  1. ĐÁNH GIÁ ĐỘ NẶNG KHÓ THỞ THEO mMRC
mMRC độ 0 Chỉ khó thở khi làm nặng                                                                      Ž
mMRC độ  1 Khó thở khi đi vội trên đường bằng phẳng hay lên dốc thấp Ž
mMRC độ  2 Đi chậm hơn người cùng tuổi hoặc phải đứng lại dù đi trên đường bằng phẳng với tốc độ của mình Ž
mMRC độ  3 Phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 100 m hay vài phút trên đường bằng phẳng Ž
mMRC độ  4 Không thể ra khỏi nhà vì khó thở hay khó thở khi thay quần áo Ž
 

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BPTNMT (CAT)

 
Đánh giá BPTNMT: kết hợp các yếu tố

BN Đặc điểm Phân độ theo GOLD Cơn kịch phát /năm mMRC CAT
A Ít triệu chứng,
Ít nguy cơ
GOLD 1-2 ≤ 1 0-1 < 10
B Nhiều triệu chứng,
ít nguy cơ
GOLD 1-2 ≤ 1 > 2 ≥ 10
C Ít triệu chứng,
nguy cơ cao
GOLD 3-4 > 2 0-1 < 10
D Nhiều triệu chứng, nguy cơ cao GOLD 3-4 > 2 > 2 ≥ 10
  1. ĐIỀU TRỊ

5.1 Mục tiêu điều trị:

  • Giảm nhẹ triệu chứng
  • Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh
  • Cải thiện khả năng gắng sức
  • Cải thiện tình trạng sức khỏe
  • Phòng ngừa và điều trị biến chứng
  • Phòng ngừa và điều trị các đợt kịch phát
  • Giảm tử vong
  • Phòng ngừa hoặc giảm thiểu các tác dụng ngọai ý do điều trị

5.2 Điều trị không dùng thuốc:

Bệnh nhân Cần thiết phải thực hiện Được yêu cầu thực hiện Tùy theo hướng dẫn của từng quốc gia
A Cai thuốc lá(có thể bao gồm cai thuốc lá bằng thuốc) Hoạt động thể lực Chủng ngừa cúm
Chủng ngừa viêm phổi
B, C, D Cai thuốc lá (có thể bao gồm cai thuốc lá bằng thuốc)
Vật lý trị liệu hô hấp
Hoạt động thể lực Chủng ngừa cúm
Chủng ngừa viêm phổi

 
5.3 Điều trị dùng thuốc

Bệnh nhân Chọn lựa đầu tiên Chọn lựa thứ hai Chọn lựa thay thế
A SAMA  prn
hay
SABA prn
LAMA
hay
LABA
hay
SABA và SAMA
Theophylline
B LAMA
hay
LABA
LAMA và LABA SABA và/ hay SAMA
Theophylline
C ICS + LABA
hay
 LAMA
LAMA và LABA PDE4-inh.
SABA và/hay SAMA
Theophylline
D ICS + LABA
hay 
LAMA
ICS và LAMA hay
ICS + LABA và LAMA hay
ICS+LABA và PDE4-inh. hay
LAMA và LABA hay
LAMA và PDE4-inh.
Carbocysteine
SABA và/hay SAMA
Theophylline

 
 
PHỤ LỤC
THUỐC ĐIỀU TRỊ BPTNMT

Đồng vận β2
Đồng vận β2 tác dụng ngắn (Short Acting Beta Agonists: SABA)
Đồng vận β2 tác dụng dài (Long Acting Beta Agonists: LABA)
Kháng cholinergic
      Kháng cholinergic tác dụng ngắn (Short Acting Muscarinic Antagonist: SAMA)
      Kháng cholinergic tác dụng dài (Long Acting Muscarinic Antagonist: LAMA)
Kết hợp đồng vận β2 tác dụng ngắn + kháng cholinergic tác dụng ngắn trong một liều hít
Methylxanthine
Corticosteroid dạng hít (Inhaled CorticoSteroids: ICS)
Kết hợp đồng vận β2  tác dụng dài + corticosteroids trong một liều hít
Corticosteroid đường toàn thân
Ức chế men Phosphodiesterase-4