Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Slogan: Kiểm soát tốt – Chất lượng tốt

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành lập theo quyết định số 432/PNT/QĐ 1999 ngày 30 tháng 7 năm 1999, là khoa hỗ trợ lâm sàng trong bệnh viện, là một bộ phận trong hệ thống KSNK của bệnh viện, bao gồm Hội đồng KSNK, khoa KSNK và Mạng lưới KSNK.

I. Mục đích: Xây dựng, triển khai, đôn đốc và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của các khoa/phòng trong bệnh viện nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự:

1. Tổ chức nhân sự:

Tổng số viên chức và người lao động tại khoa KSNK là 20 người, trong đó:

– Trưởng khoa: Bác sĩ Trương Lương Ngọc Vương.

– Điều dưỡng trưởng khoa: Cử nhân Trần Văn Thủy.

– 14 nhân viên nữ và 06 nhân viên nam.

2. Các tổ chuyên môn:

– Tổ Hành chính – Giám sát.

– Tổ Khử khuẩn – Tiệt khuẩn tập trung.

– Tổ Đồ vải.

III. Trang thiết bị hiện có:

– Máy tiệt khuẩn hơi nước (Autoclave): 04 máy.

– Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp công nghệ plasma: 01 máy.

– Máy rửa khử khuẩn: 01 máy.

– Máy sấy dụng cụ: 01 máy.

– Máy hàn bao ép tiệt khuẩn: 02 máy.

– Máy ép nylon: 01 máy.

– Máy ủ và đọc chỉ thị sinh học: 02 máy.

IV. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động:

1. Tổng quát:

– Thực hiện theo thông tư số 16/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 20 tháng 7 năm 2018 ban hành Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Xây dựng, triển khai, đôn đốc và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của các khoa/phòng trong bệnh viện nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Cụ thể:

– Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ, mỗi năm, 05 năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Đầu mối phối hợp với các khoa/phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện:

+ Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

+ Phát hiện, tiếp nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Vi sinh, đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.

+ Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay.

+ Hướng dẫn và giám sát các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.

+ Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện phòng ngừa lây khuẩn lao.

– Kiểm tra, đôn đốc nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân người bệnh và khách thăm thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.

– Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải bệnh viện. Cung cấp dụng cụ vô khuẩn phục vụ công tác chăm sóc và điều trị người bệnh.

– Phối hợp với y tế cơ quan và khoa Dược theo dõi, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp của nhân viên y tế bệnh viện liên quan đến tác nhân vi sinh vật.

– Tham gia cùng khoa Vi sinh, khoa Dược và các khoa/phòng liên quan theo dõi tình hình vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

– Phối hợp với các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

– Phối hợp với phòng Hành chính Quản trị và phòng Điều dưỡng trong việc giám sát và phân loại, quản lý chất thải y tế trong bệnh viện

V. Một số hình ảnh hoạt động:

1. Tập thể khoa KSNK:

2. Tổ Hành chính – Giám sát:

3. Tổ Khử khuẩn – Tiệt khuẩn tập trung:

4. Tổ Đồ vải:

5. Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay toàn cầu:

VI. Định hướng phát triển tương lai:

– Cập nhật và triển khai có hiệu quả các quy trình, quy định, hướng dẫn về KSNK và Kiểm soát lây nhiễm lao.

– Xây dựng mô hình Khử khuẩn – tiệt khuẩn tập trung đạt yêu cầu theo phương châm “Kiểm soát tốt – Chất lượng tốt”.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động về KSNK:

+ Giám sát vệ sinh tay;

+ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện;

+ Quản lý dụng cụ, hóa chất, đồ vải.

+ Phát triển công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, đảm bảo có đầy đủ dữ liệu và đồng bộ với hệ thống dữ liệu.

– Cập nhật kiến thức, thực hiện đào tạo, tự đào tạo cho nhân viên chuyên trách công tác KSNK. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về KSNK.

– Cập nhật và bổ sung tài liệu hướng dẫn công tác KSNK, Kiểm soát lây nhiễm lao lưu hành nội bộ.