- 21/06/2023
Khoa Dinh Dưỡng – Tiết chế
GIỚI THIỆU
KHOA DINH DƯỠNG TIẾT CHẾ
Thông tư 18/2020/TT-BYT tại điểm a, khoản 1 điều 6 quy định: Khoa Dinh dưỡng tiết chế là khoa thuộc khối lâm sàng của bệnh viện. Khoa dinh dưỡng tiết chế chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Bệnh viện.
1. Mục đích
Tổ chức, triển khai, thực hiện và giám sát thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự
2.1. Tổ chức nhân sự
Tổng số viên chức và người lao động làm việc tại Khoa Dinh Dưỡng Tiết Chế – Bệnh viện PhạmNgọcThạchlà 03nhân sự, trong đó:
- Trưởng khoa: CK1 Nguyễn Thị Yêm
- Và 2 nhân viên :
- BS Nguyễn Ngọc Kim Cương
- Kĩ sư Lê Thị Lại
2.2. Các bộ phận chuyên môn
- Bộ phận tư vấn dinh dưỡng
- Bộ phận dinh dưỡng điều trị
- Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng: do Công ty TNHH Nhà hàng Hòn Rơm ký hợp đồng thực hiện tại bệnh viện và chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng tiết chế.
3. Chức năng nhiệm vụ và các hoạt động
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dinh dưỡng tiết chế
- Tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
- Xây dựng, triển khai quy trình kỹ thuật chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh.
- Tổ chức xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng
và bệnh lý cho người bệnh điều trị nội trú trong bệnh viện. - Phối hợp với các khoa lâm sàng chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lí cho người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.
- Quản lý thực phẩm, chế biến, cung cấp chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh tại giường bệnh. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hoạt động dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng và trong bệnh viện.
- Đầu mối xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh, người nhà người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.
- Thực hiện hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
3.2. Các hoạt động của khoa DDTC
- Khám, hội chẩn dinh dưỡng: trong năm 2022, Khoa Dinh dưỡng tiết chế đã khám, hội chẩn cho 1800 lượt người bệnh nội trú.
- Năm 2022, Khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã thực hiện được 9 buổi tập huấn và truyền thông về dinh dưỡng cho nhân viên y tế và người bệnh trong bệnh viện.
- Hằng năm, Khoa Dinh dưỡng tiết chế thực hiện tập huấn an toàn thực phẩm cho nhân viên bếp ăn: 2 buổi/năm.
- Đến nay, Khoa Dinh dưỡng tiết chế đã xây dựng hơn 10 quy trình, quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;
- Khoa đã xây dựng tài liệu truyền thông cho người bệnh như: dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường, dinh dưỡng cho ngườ bệnh lao, dinh dưỡng cho người bệnh hen và COPD.
- Xây dựng thực đơn các chế độ ăn bệnh lí trong bệnh viện: đái tháo đường, viêm gan, suy thận, cao huyết áp …;
- Giám sát việc chế biến và phục vụ suất ăn nhằm đảm bảo đúng thực đơn và an toàn thực phẩm. Năm 2022, 51% người bệnh nội trú đăng kí ăn tại bệnh viện, trong đó 18% là chế độ ăn bệnh lí.
- Duy trì hoạt động mạng lưới dinh dưỡng trong bệnh viện;
- Câu lạc bộ dinh dưỡng của các bác sĩ trẻ luôn sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng đã cung cấp và cập nhật những kiến thức về dinh dưỡng cho các bác sĩ trẻ tại các khoa lâm sàng đã đem lại những chuyển biến tích cực đối với việc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;
- Khoa Dinh dưỡng tiết chế đã tham gia biên soạn tài liệu đào tạo về dinh dưỡng cho nhân viên trong bệnh viện; soạn phác đồ điều trị dinh dưỡng trong bệnh viện.
- Báo cáo khoa học về dinh dưỡng trong và ngoài bệnh viện: năm 2022, Khoa Dinh dưỡng tiết chế đã tham gia 3 bài báo cáo trong các hội thảo, hội nghị KHKT của bệnh viện và 1 bài báo cáo tại bệnh viện bạn.
- Nghiên cứu khoa học.
5. Trang thiết bị được sử dụng tại khoa Dinh dưỡng tiết chế
Hiện bệnh viện đã trang bị các thiết bị để hỗ trợ công tác khám chẩn đoán, theo dõi can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Trong đó bao gồm: 01 máy phân tích thành phần cơ thể Seca 525, 01 máy phân tích thành phần cơ thể seca 514, 01 cân giường chuyên biệt cho bệnh nhân nặng và các thiết bị hiện đại khác.
6. Hướng phát triển trong tương lai
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại khoa Khám bệnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện: phiếu đánh giá TTDD, phần mềm đăng kí suất ăn …