Viêm Tiểu Phế Quản

1.ĐẠI CƯƠNG
1.1Định nghĩa lâm sàng
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản cỡ nhỏ và trung bình, xảy ra ở trẻ < 2 tuổi, đặc trưng bởi hội chứng lâm sàng ho, khò khè, thở nhanh, co lõm ngực.
1.2Nguyên nhân

  • RSV : hàng đầu ( 50-75%): khả năng lây lan rất cao, có thể gây thành dịch lớn hoặc gây VTPQ mắc phải tại bệnh viện.
  • Adenovirus (10%): thường có bệnh cảnh nặng, có khả năng diễn tiến thành VTPQ tắc nghẽn.
  • Các nguyên nhân khác: parainfluenza, influenza virus, human metapneumovirus, mycoplasma…

1.3Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi < 3 tháng.
  • Tiền sử sanh non, nhẹ cân, suy hô hấp sơ sinh.
  • Bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt tim bẩm sinh tím, có cao áp phổi.
  • Bệnh phổi mạn tính sẵn có: loạn sản phế quản- phổi, thiểu sản phổi…
  • Suy dinh dưỡng nặng.
  • Suy giảm miễn dịch: bẩm sinh, mắc phải.

2. CHẨN ĐOÁN
2.1Chẩn đoán
 Chủ yếu vẫn là chẩn đoán lâm sàng
Gợi ý bởi :
-Tuổi < 24 tháng
-Lâm sàng: ho, khò khè, thở nhanh, co lõm ngực.
-Yếu tố dịch tể: thành dịch, mùa mưa, mùa lạnh.
 
2.2Các xét nghiệm cận lâm sàng: 
TPTTBM, CRP, X-quang phổi, XN siêu vi… không đặc hiệu cho chẩn đoán.
2.3Phân độ viêm tiểu phế quản
 

  Tri giác Nhịp thở SpO2 Yếu tố nguy cơ
VTPQ nhẹ Tỉnh táo
Bú tốt
< 50 lần/ phút >95% với khí trời  
VTPQ trung bình Tỉnh táo
Bú kém
50-70 lần/phút 92-95% Co lõm ngực
VTPQ nặng Bứt rứt, kích thích, li bì, rối loạn tri giác.
Bỏ bú
Thở nhanh >70 lần/ phút.Thở không đều có cơn ngưng thở. <92% Tím
Rên rỉ
Co lõm ngực

2.4Chẩn đoán phân biệt

  • Suyễn: có tiền căn khò khè và đáp ứng tốt với salbutamol. Tuy nhiên ở trẻ > 18 tháng -cần nghĩ đến suyễn dù là cơn đầu.
  • Viêm phổi.
  • Ho gà.
  • Suy tim.
  • Dị vật đường thở.
  • Nguyên nhân khác: mềm sụn phế quản, vòng nhẫn mạch máu, các bệnh lý bẩm sinh khác.

3. ĐIỀU TRỊ
3.1Nguyên tắc cơ bản: điều trị triệu chứng

  • Cung cấp đủ nước- điện giải- dinh dưỡng
  • Đảm bảo đủ oxy.

3.2Chỉ định nhập viện

  • Trẻ < 3 tháng tuổi
  • Có yếu tố nguy cơ( xem bảng phân độ VTPQ)
  • Có dấu hiệu nguy hiểm: tím tái, bỏ bú hoặc bú kém( trẻ < 2 tháng), không uống được( trẻ>2 tháng), li bì – khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng.
  • Thở co lõm ngực, thở nhanh> 70 lần/phút.
  • Có dấu hiệu mất nước.

3.3Viêm tiểu phế quản nhẹ
Điều trị ngoại trú:

  • Điều trị triệu chứng:
  • Thông thoáng đường thở, nhỏ mũi.
  • Cho trẻ ăn, bú bình thường, chia lượng sữa/thức ăn ra nhiều bữa nhỏ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Hạ sốt ( nếu có)
  • Điều trị thuốc giảm ho an toàn, không chứa antihistamine.
  • Hướng dẫn các dấu hiệu nặng cần đến khám lại ngay.

3.4Viêm tiểu phế quản trung bình: cho nhập viện.
3.4.1 Điều trị hỗ trợ hô hấp

  • Thông thoáng đường thở, hút đàm nhớt thường xuyên
  • Nằm đầu cao.
  • Thuốc dãn phế quản ( β2 agonists)
  • Liều lượng: salbutamol ( Ventoline) 0,15mg/kg/lần ( tối đa 5mg/lần)
  • Khi trẻ khò khè kèm khó thở co lõm ngực F Khí dung Ventoline 2 lần cách nhau 20 phút.
  • Nacl 3% pha chung với thuốc dãn phế quản ( Ventoline) phun khí dung.
  • Vật lý trị liệu hô hấp.

3.4.2 Kháng sinh

  •  Cần điều trị kháng sinh như viêm phổi do vi trùng

3.4.3 Corticoids

  • Chỉ định trong trường hợp chưa loại trừ được  suyễn hoặc có suy hô hấp.
  • Liều lượng: Prednison 1-2 mg/kg/ ngày hoặc Hydrocortison 5mg/kg/lần ( TMC) hoặc dexamethason 0,15mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ hoặc corticoid khí dung (Budesonide khí dung)

3.5Viêm tiểu phế quản nặng
Chú ý:       Cần cho trẻ nằm phòng cấp cứu hay khoa hồi sức tích cực
Theo dõi sát mạch, nhịp thở, Sp02, khí máu động mạch.
3.5.1 Điều trị hỗ trợ hô hấp
-Thông thoáng đường thở, hút đàm nhớt thường xuyên
-Nằm đầu cao.
-Thuốc dãn phế quản ( β2 agonists)

  • Liều lượng: salbutamol ( Ventoline) 0,15mg/kg/lần ( tối đa 5mg/lần)
  • Khi trẻ khò khè kèm khó thở co lõm ngực F Khí dung Ventoline 2 lần cách nhau 20 phút.

-Nacl 3% pha chung với thuốc dãn phế quản ( Ventoline) phun khí dung.
-Vật lý trị liệu hô hấp.
3.5.2Kháng sinh
-Cần điều trị kháng sinh như viêm phổi do vi trùng
5.5.3Corticoids
-Chỉ định trong trường hợp chưa loại trừ được  suyễn hoặc có suy hô hấp.
-Liều lượng: Prednison 1-2 mg/kg/ ngày hoặc Hydrocortison 5mg/kg/lần ( TMC) hoặc dexamethason 0,15mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ hoặc corticoid khí dung (Budesonuide khí dung)
3.5.4Hỗ trợ hô hấp:

  • Thở oxy, NCPAP, giúp thở.
  • Sau khi phun khí dung Salbutamol tình trạng lâm sàng không cải thiện có thể dùng thêm khí dung Adrenaline liều 0,4-0,5ml/kg/lần tối đa 5ml.

Cung cấp đủ nước- điện giải- dinh dưỡng

  • Chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày.
  • Chỉ định truyền dịch khi trẻ mất nước.

3.6Các điều trị khác
-Vệ sinh mũi- họng
-Vật lý trị liệu hô hấp
-Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nếu có điều kiện nên cho trẻ nằm phòng riêng nếu RSV (+)
-Ipratropium bromide sử dụng trong trường hợp chưa loại trừ được  suyễn và phối hợp với Ventoline khi dung
-Thuốc kháng siêu vi
-Immunoglobulin
TÀI LIỆU THAM KHẢO :

  1. Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 của BV Nhi Đồng
  2. Acute respiratory infections in children. WHO/ARI/90.5. (1990)
  3. Acute viral bronchiolitis. Paediatric Respiratory Medicine, 1st ed. Oxford University Press, (2008), Hull J, Forton, Thomson
  4. Diagnosis and management of bronchiolitis, Pediatrics 2006.
  5. Antibiotics for bronchiolitis in children. Cochrane Database Syst Rev , (2010)