Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Cố bộ trưởng Bộ y tế, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (07/05/1909 – 07/05/2019)

      Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Anh hùng lao động, bác sĩ bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã nhiều hoạt động tổ chức kỷ niệm.

Tượng đài bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh với lời chỉ đạo của bác lúc sinh thời “Chỉ có nắm vững tình hình bệnh phổi trong nước mới chẩn đoàn bệnh lao ít sai lầm”

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Ban giám đốc, nhân viên viên bệnh viện dâng hương tại tượng đài của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhân lỷ niệm 110 năm ngày sinh của bác trong khuôn viên bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

 

Mộ của bác Phạm Ngọc Thạch tại nghĩa trang thành phố, quận Thủ Đức.

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Đoàn thanh niên, công đoàn viên bệnh viện đã tổ chức dân hương và vệ sinh khu vực mộ của bác Phạm Ngọc Thạch kỷ niệm 110 năm ngày sinh của bác.

Hằng năm vào ngày sinh và ngày mất của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đoàn thanh niên và công đoàn bệnh viện đều tổ chức dân hương tại mộ của bác, đây cũng là hành động của đoàn thanh niên và công đoàn bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để tỏ tấm lòng tri ân đối với sự hy sinh to lớn của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đối với ngành y nói riêng và đối với nhân dân cả nước nói chung.

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Dâng hương kỷ niệm ngày sinh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tại đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguồn hình ảnh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

 

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng lao động, bộ trưởng bộ y tế bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (nguồn wikipedia):

Phạm Ngọc Thạch (07/05/1909- 07/11/1968) là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, anh hùng lao động, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.

Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 năm 1909 tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cha ông là nhà giáo Phạm Ngọc Thọ, mẹ thuộc dòng hoàng tộc Huế, là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh. Ông mồ côi mẹ khi mới lên 2, không bao lâu cha ông cũng qua đời. Chị ông là bà Phạm Thị Ngọc Diệp lấy chồng là dược sĩ giàu có, vì thế bà có điều kiện nuôi nấng, giúp đỡ em trai học lên bác sĩ. Vốn thông minh, học giỏi, khi tốt nghiệp tú tài, ông thi vào theo học tại Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.

Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville.Năm 1936, ông trở về Việt Nam.

Về nước, ông không làm cho nhà nước mà mở phòng khám tư, rất đông khách.Cũng trong thời kỳ này, ông bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước. Thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), ông tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn và một thời hoạt động là Tổng thư ký của Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Tháng 3 năm 1945, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

Nguồn hình ảnh: đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được phân công là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn Chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng Lao động Việt Nam, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế.Năm 1968, ông vào chiến trường miền Nam, trực tiếp tổ chức và tham gia cứu chữa thương binh, tìm cách trị bệnh cho nhân dân và chiến sĩ. Do sức khỏe kém, cộng với lao lực, ngày 7 tháng 11 nǎm 1968, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời do viêm phúc mạc mật và bị sốt rét ác tính. Lễ tang của ông được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội, đích thân thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc điếu văn tại lễ truy điệu.Khi nghe tin ông hi sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh không giấu được đau đớn, lặng im hồi lâu. Nhiều đồng nghiệp, cán bộ ngành y tế không cầm được nước mắt trước cái tin ấy.

Lúc đó, tháng 3-1969, trên tờ tạp chí của Hội Y học Pháp – Việt, Giáo sư thạc sĩ André Roussel đã phải thốt lên về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch “do tập trung được những đức tính hiếm có và quý báu, mà khi nói đến ông người ta dùng một câu rất hiếm: Đó là một người hiền vĩ đại”.

Đánh giá những thành tựu đóng góp của ông trong nghiên cứu khoa học, trong Điếu văn tại Lễ truy điệu bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bác Phạm Vǎn Đồngđã nhận định:“Phạm Ngọc Thạch đã nêu một tấm gương về cách nhìn, cách nghĩ, cách nghiên cứu để giải quyết một cách sáng tạo và độc đáo những vấn đề khó khǎn và phức tạp của việc thanh toán những bệnh tật do chế độ cũ để lại, trong việc vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân và đồng chí đã thành công trong nhiều công trình nghiên cứu quan trọng.”

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành y tế – nǎm 1958, tại Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh – Truy tặng năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.

Tên của bác được đặt tên cho các đường phố ở quận Đống Đa, Hà Nội; quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hạ Long, Tên của bác cũng được dùng để đặt cho Đại học Y khoa của Thành phố Hồ Chí Minh là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập trên cơ sở Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đùng để đặt cho bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tại thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm điều trị lao và bệnh phổi đầu ngành của khu vực phía Nam.

BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Địa chỉ 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh 

Số điện thoại: 028 3855 0207 –  028 3855 0207

Trang tin điên tử: bvpnt.org.vn@gmail.com –  bvpnt.org.vn

——————————————

Biên tập: Ths Nguyễn Thiện Minh

Hiệu đính: Ts Bs Đỗ Châu Giang – trưởng phòng quản lý chất lượng.