Khoa Vi Sinh

GIỚI THIỆU

KHOA VI SINH

  1. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Tầng 4, Khu kỹ thuật cao – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: +84 38550207- 279
  • Email: visinh@bvpnt.org.vn

2. Lịch sử hình thành:

  • Bắt nguồn từ khoa xét nghiệm bệnh viện Hồng Bàng (trước năm 1975).
  • Sau năm 1975 khoa hoạt động chung trong khu xét nghiệm của Trung tâm lao Phạm Ngọc Thạch do dược sĩ Đào Duy Khiêm làm trưởng khu.
  • Ngày 03 tháng 03 năm 1997 khoa được tách riêng thành khoa Vi sinh do TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan làm trưởng khoa.
  • Khoa Vi sinh đã trưởng thành vượt bậc và trở thành Phòng xét nghiệm chuẩn về lao tại khu vực phía Nam; tham gia đào tạo cán bộ cho chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh có hiệu quả cao, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Vi sinh lâm sàng.
  • Tháng 3 năm 2012 khoa Vi sinh được cấp chứng chỉ công nhận đạt chất lượng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189: 2007.Tháng 02 năm 2021 khoa Vi sinh được cấp chứng chỉ công nhận đạt chất lượng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189: 2012.
  • Trong nhiều năm liền, khoa liên tục được nhận bằng khen, giấy khen của Sở Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế và Chương trình Chống lao Quốc gia.

3. Cơ cấu tổ chức:

3.1. Tổ chức nhân sự:

Tổng số CBVC hiện có là 45 bao gồm: Tiến sĩ- Bác sĩ, Thạc sĩ xét nghiệm, Cử nhân, Kỹ thuật viên và hộ lý

  • Trưởng khoa: Ts.BS. Phạm Thu Hằng
  • Kỹ thuật viên trưởng khoa: ThS. Trần Thị Kim Quy
  • Tổ trưởng công đoàn: CN. Trần Văn Quyết
  • Nhân viên quản lý chất lượng: CN. Trần Văn Quyết – CN. Nguyễn Thị Thu Hà
  • Nhân viên phụ trách an toàn PXN: CN. Nguyễn Gia Triệu
  • Nhân viên phụ trách trang thiết bị: CN. Trương Trung Hiếu

3.2. Các tổ chuyên môn:

  • Tổ Vết mỏng – Đọc lam
  • Tổ Cấy – Kháng sinh đồ lao
  • Tổ Sinh học phân tử
  • Tổ Vi khuẩn ngoài lao – Vi nấm
  • Tổ Môi trường – Thanh trùng
  1. Chức năng, nhiệm vụ của khoa:
  • Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lao: Soi AFB; Nuôi cấy; Kháng sinh đồ; Kỹ thuật MTB định danh và kháng RMP Xpert; LPA đa kháng và siêu kháng thuốc và các xét nghiệm sinh học phân tử; Vi khuẩn; Ký sinh trùng; Vi nấm cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, các bệnh viện khác thuộc khu vực phía Nam và các tỉnh lân cận.
  • Là phòng xét nghiệm chuẩn khu vực chuyên về lao, đảm bảo chất lượng cho các PXN lao tuyến tỉnh, huyện miền Đông Nam bộ và các hoạt động về xét nghiệm lao tại 24 quận huyện TP. Hồ Chí Minh.
  • Đào tạo: Đào tạohọc viên đại học và sau đại học; Đào tạo liên tục cho cán bộ xét nghiệm của các tổ chống lao quận huyện và bệnh viện tham gia mạng lưới chương trình chống lao.
  • Nghiên cứu khoa học: Thực hiện nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở.
  • Tham gia phòng chống dịch bệnh, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch.
  • Hợp tác Quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, phát triển các kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh lâm sàng với các tổ chức Quốc tế và các nước trên thế giới như WHO, CDC, FIND, OXFORD, ARNS, Nhật Bản.
  1. Những thành tựu khoa học kỹ thuật nổi bật:
  • Là khoa xét nghiệm đầu tiên tại miền Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 15189 cho lĩnh vực xét nghiệm y khoa.
  • Được trang bị các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại như máy GeneXpert; máy lai, BACTEC MGIT 960, máy cấy máu tự động BD Bactec 950, hệ thống định danh và kháng sinh đồ tự động BD PhoenixTM (BD – Hoa kỳ) định danh nhanh các căn nguyên gây bệnh, không chỉ trả lời các thông tin kháng sinh đồ định tính (nhạy hay kháng thuốc) mà còn cung cấp nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho việc tối ưu hoá liều điều trị.
  • Để đảm bảo chất lượng được xác nhận khách quan, Khoa đã tham gia định kỳ các chương trình ngoại kiểm chất lượng của Trung tâm Kiểm chuẩn, của Úc (Adelaide), của phòng xét nghiệm chuẩn Quốc gia về Lao.
  • Tiếp nối truyền thống nghiên cứu khoa học của các bậc thầy đi trước, hàng năm, Khoa đều tham gia các công trình nghiên cứu khoa học các cấp từ cấp Nhà nước, cấp Bộ đến cấp cơ sở. Nghiên cứu ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh nhanh chóng, chính xác, hiệu quả .
  • Tham gia công tác phòng chống nhiễm khuẩn chung của bệnh viện.
  • Hợp tác nghiên cứu quốc tế:  Khoa đã mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, nhiều viện nghiên cứu và nhiều bệnh viện thuộc nhiều quốc gia.
  1. Một số hình ảnh:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA


Hình: Tập thể khoa Vi sinh năm 2023

Hình: Soi tìm AFB và Cấy tìm Vi khuẩn lao

Hình: Kháng sinh đồ Vi khuẩn lao

Hình: Hệ thống máy Gene Xpert

Hình: Hệ thống máy LPA

Hình: Hệ thống máy TRCREADY 80

Hình: Máy Định danh và Kháng sinh đồ tự động Vi khuẩn ngoài lao – Vi nấm (BD Phoenix M50)