- 22/06/2023
Khoa bệnh phổi A3
GIỚI THIỆU
KHOA BỆNH PHỔI 1 (A3)
Slogan: “Áo trắng A3 vì nhau làm việc”
Khoa Bệnh phổi 1 (A3) được thành lập từ ngày 30 tháng 12 năm 2011 (Quyết định số 360/QĐ-PNT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Là một trong những khoa lâm sàng của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh, được tổ chức và trang bị để tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh lao và bệnh phổi.
1. Mục đích
Tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh lao và bệnh phổi.
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự
2.1. Sơ đồ tổ chức
2.2. Tổ chức nhân sự
Tổng số viên chức và người lao động tại Khoa bệnh phổi 1 (A3) – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là 17 cán bộ, trong đó:
- Bác sĩ trưởng khoa: CK2. Nguyễn Thanh Vân Tuyên.
- Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Sẩm Hà Như Vũ.
Bác sĩ: 03 bác sĩ
- BS. CK1. Nguyễn Thanh Tú
- BS. CK1. Phạm Huyền Trang
- BS. Hoàng Ngọc Khang
Điều dưỡng: 10 điều dưỡng
- CNĐD. Ngô Thanh Hải
- CĐĐD. Trần Thị Lệ Hằng
- CNĐD. Nguyễn Thị Hiểu
- CNĐD. Phan Thị Thu Hồng
- CNĐD. Phạm Quốc Liêm
- CNĐD. Trần Thị Mỹ Luy
- CĐĐD. Nguyễn Thị Thu Lũy
- CNĐD. Phạm Thị Thu Thủy
- CNĐD. Hồ Thị Thanh Vân
- CNĐD. Lương Ngọc Yến
Hộ lý: 02 hộ lý
- Nguyễn Thị Bích Hạnh
- Dương Thị Kiều Tiên
2.3. Cơ cấu giường bệnh:
Tổng số giường bệnh của Khoa bệnh phổi 1 (A3) – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bao gồm 55 giường, trong đó có 04 giường giá một triệu năm trăm nghìn đồng, 05 giường giá một triệu đồng và 46 giường giá hai trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng. Các phòng dịch vụ được trang bị hệ thống oxy âm tường, hệ thống hút áp lực âm, ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, 01 bàn inox, 02 ghế inox, 02 giường, 01 giường của người bệnh, 01 giường dành cho thân nhân người bệnh nghỉ ngơi. Không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, riêng tư, đảm bảo khoảng cách giữa các giường để phòng chống lây nhiễm qua đường hô hấp.
Phòng dịch vụ giá một triệu năm trăm nghìn đồng 1 người bệnh/ 1 phòng
Phòng dịch vụ giá một triệu đồng 1 người bệnh/ 1 phòng
Phòng thường giá hai trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm nghìn đồng 10 – 13 người bệnh/ 1 phòng
3. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động
3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ trưởng khoa:
- Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”.
- Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện.
- Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
- Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.
- Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
- Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện; quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
Chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa:
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng tại khoa.
- Xây dựng bản mô tả vị trí việc làm và phân công nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc và các vị trí khác theo chỉ đạo của trưởng khoa.
- Quản lý người bệnh: số lượng, tình trạng, diễn biến, các chỉ định điều trị, chăm sóc để kịp thời phân công và điều phối nhân lực thực hiện chăm sóc điều dưỡng.
- Tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp điều dưỡng định kỳ, đột xuất và cuộc họp người bệnh, người nhà người bệnh khi cần thiết.
- Quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực điều dưỡng trong khoa.
- Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của khoa.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
- Tham gia trực và trực tiếp chăm sóc người bệnh khi cần.
- Tham gia đề xuất cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ chăm sóc người bệnh và giám sát sử dụng tại khoa. Giám sát việc sử dụng và bảo quản theo quy định.
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động điều dưỡng trong khoa.
- Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc trong khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng phân công.
Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ điều trị:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.
- Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.
- Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
- Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.
- Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:
- Người bệnh nặng, nguy kịch.
- Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh thuyên chuyển chậm hoặc không có kết quả.
- Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do trưởng khoa phân công. Trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.
- Hàng ngày phải kiểm tra.
- Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh.
- Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.
- Tham gia thường trực theo lịch phân công của trưởng khoa.
- Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của giám đốc và trưởng khoa.
- Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.
- Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của trưởng khoa và giám đốc bệnh viện.
- Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.
Chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng viên:
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
- Tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và pháp luật liên quan trong chăm sóc điều dưỡng.
- Thực hiện hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng để cải tiến chất lượng chăm sóc.
- Thực hiện đào tạo và kiểm tra, giám sát điều dưỡng mới, học viên và hộ lý trợ giúp chăm sóc khi được phân công.
- Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
- Tham gia xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa, các hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản, tài liệu liên quan của điều dưỡng theo sự phân công.
Chức năng, nhiệm vụ của hộ lý:
- Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Phục vụ người bệnh:
- Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định.
- Đổ bô, chất thải của người bệnh.
- Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô sạch.
- Hổ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
- Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể.
- Vận chuyển người bệnh.
- Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.
- Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa.
3.2 Các hình ảnh hoạt động:
Tập thể khoa bệnh phổi 1 (A3)
Giao ban khoa
Ghi hồ sơ bệnh án
Điều dưỡng khoa bệnh phổi 1 (A3)
Bác sĩ sàng lọc người bệnh
Bác sĩ khám bệnh
Điều dưỡng chăm sóc người bệnh
Điều dưỡng trưởng khoa đi buồng
Tham gia tập huấn trực tuyến
Sinh hoạt hội đồng người bệnh
4. Hướng phát triển trong tương lai
- Ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị và chăm sóc các bệnh lý về lao và bệnh phổi.
- Áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại khoa.
- Tham gia tích cực các nghiên cứu khoa học.
- Đáp ứng hài lòng người bệnh.
- Tập thể khoa đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hoạt động, tất cả vì an toàn của người bệnh.