Khoa B3

GIỚI THIỆU KHOA ĐỒNG NHIỄM LAO – HIV

Slogan:  TÌNH THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM

 

Khoa B3 là nơi tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh lao/HIV, bệnh phổi/HIV là chức năng chính, bên cạnh đó đơn vị cũng sẵn sàng tiếp nhận những trường hợp bệnh lý bệnh lây nhiễm khác khi cơ sở y tế tuyến trước chưa có chẩn đoán xác định. Cùng với sự phát triển không ngừng của thành phố Hồ Chí Minh, của ngành y tế và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, khoa B3 không ngừng phát triển – lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng. Cơ sở vật chất được mở rộng, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ thầy thuốc yêu nghề, có trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn tốt, cách làm việc chuyên nghiệp, hòa nhã. Đây là địa chỉ được bệnh nhân, đồng nghiệp tin tưởng.

  1. Cơ sở vật chất : Khoa có 23 phòng bệnh, trong đó
  • 02 phòng dịch vụ : có tiện nghi : máy lạnh, tủ lạnh, ti vi.
  • 01 phòng dành cho bệnh nhân nặng trang bị đầy đủ hệ thống oxy.
  • 01 phòng cách ly theo quy định.
  • Các phòng còn lại gồm 2 giường bệnh.
  1. Trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ người bệnh:
  • Mỗi phòng đều được trang bị hệ thống oxy, hút đàm, tủ con có khóa…….
  • Phòng bệnh đều trang bị đầy đủ thiết bị vệ sinh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho người bệnh và các biện pháp phòng ngừa chuẩn tránh lây nhiễm bệnh.
  • Khoa có máy nước nóng lạnh phục vụ người bệnh.
  • Khoa được trang bị máy đo đường huyết tại giường, máy hút đàm, đèn sưởi, xe thuốc cấp cứu đầy đủ dụng cụ đặt nội khí quản khi cần thiết….Thuốc, vật tư y tế tiêu hao đảm bảo đầy đủ theo cơ số để phục vụ bệnh nhân.

I. CƠ CẤU, TỔ CHỨC NHÂN SỰ

1. Tổ chức nhân sự:

  • Trưởng khoa: TTƯT BSCKII Trương Văn Vĩnh
  • Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD Võ Thị Hồng Nhung
  • Tổng số nhân viên tại khoa: 18
  • Bác sĩ: 04,  trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa II, 02 bác sĩ chuyên khoa I.
  • Điều dưỡng: 12 (Cử nhân: 05, Cao đẳng 02, Trung cấp: 05).
  • Hộ lý: 02

2. Các vị trí việc làm hiện tại ở khoa:

  • Bác sĩ trưởng khoa:

  • Điều dưỡng trưởng khoa:

  • Bác sĩ điều trị.

  • Điều dưỡng hành chánh.

  • Điều dưỡng chăm sóc.

  • Hộ lý (nhân viên phục vụ y tế).

3. Chức năng và nhiệm vụ :

  • Tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị người bệnh đồng nhiễm Lao – HIV.
  • Đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật.
  • Tuân thủ điều trị và chăm sóc bệnh nhân đồng nhiễm Lao – HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu và các nhiệm vụ khác theo lệnh của cấp trên.
  • Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa.
  • Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhập chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.
  • Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.
  • Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.
  • Tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
  • Chăm sóc và điều trị bệnh nhân với phương châm bệnh nhân vào viện được chẩn đoán nhanh chóng, điều trị kịp thời, đảm bảo đạt ngày điều trị trung bình.
  • Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhiễm HIV và thân nhân người bệnh về kiến thức cơ bản phòng chống HIV/ AIDS tránh lây lan bệnh tật, tuân thủ điều trị   ARV và các bệnh đồng nhiễm nhằm giảm bệnh cơ hội, tăng chất lượng cuộc sống.
  • Thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử, không kỳ thị và đảm bảo quyền được giữ bí mật thông tin của người bệnh.
  • Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm phân công nhân sự hợp lý, trang bị phương tiện, trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo vận hành tốt để phục vụ bệnh nhân.
  • Điều dưỡng trưởng khoa giám sát vệ sinh khoa phòng đảm bảo đúng nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Nhân viên tham dự sinh hoạt KHKT, bồi dưỡng chuyên môn, các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác của khoa.
  • Nhân viên ngoài công tác chuyên môn cần tìm hiểu và phối hợp với Phòng công tác xã hội của bệnh viện chia sẻ khó khăn với người bệnh.
  • Bác sĩ có nhiệm vụ : tuân thủ phác đồ điều trị, quy chế dược, quy chế kê đơn, quy chế cấp cứu, báo động đỏ, quy định về hồ sơ bệnh án, hội chẩn, chuyển viện…. thăm khám người bệnh mỗi ngày hoặc khi trở nặng, thực hiện cận lâm sàng đúng yêu cầu bệnh lý, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Người bệnh nhập viện phải được bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý.
  • Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo quy định.
  • Điều dưỡng hành chánh thực hiện nghiêm túc đúng quy trình giải quyết thủ tục hành chánh, bảo hiểm y tế, tuyệt đối không gây phiền hà cho người bệnh.
  • Điều dưỡng chăm sóc phải đảm bảo các nhu cầu chăm sóc cơ bản, tuân thủ quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt 5 đúng trong thực hiện thuốc, quản lý trật tự buồng bệnh và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân người bệnh.
  • Do đặc thù bệnh tật của khoa điều dưỡng ngoài kiến thức cơ bản phải được tập huấn kiến thức về Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV/ AIDS.
  • Hộ lý có trách nhiệm: hàng ngày, tuần vệ sinh môi trường làm việc, buồng bệnh có chất sát khuẩn quy định. Phối hợp, hỗ trợ điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh. Tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong thu gom đồ vải và xử lý chất tiết của bệnh nhân.

4. Các hình ảnh hoạt động của khoa :

–  Sơ đồ tổ chức

5. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

5.1 Các nghiên cứu đã thực hiện:

  • Thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng với giả dược dùng Dexamethasone bổ trợ trong điều trị bệnh nhân lao màng não người lớn nhiễm HIV (NC.26TB).
  • Nghiên cứu pha III, nhãn mở, phân ngẫu nhiên, đa trung tâm để đánh giá tính không thua kém của Raltegravir với Efavirenz, khi cả hai thuốc kết hợp với Lamivudine và Tenofovir, ở những bệnh nhân nhiễm HIV-1, đang được điều trị lao với phác đồ có Rifampicin .REFLATE TB2- ANRS 12300 (REFLATE).
  • So sánh tác động điều trị lao theo kinh nghiệm với điều được định hướng bằng xét nghiệm ở người lớn nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch nghiêm trọng với CD4<100 tế bào/mm3 và bắt đầu điều trị thuốc kháng virus: nghiên cứu lâm sàng phân nhánh ngẫu nhiên có kiểm soát- STATIS.
  • Thử nghiệm lâm sàng không thua kém, ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng giả dược dùng Dexamethasone bổ trợ trong điều trị bệnh nhân lao màng não người lớn không nhiễm HIV phân tầng theo kiểu gen Leukotriene A4 Hydrolase (NC.27 TB).
  • Độ lưu hành hen phế quản tại Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
  • Các yếu tố nguy cơ hạ thấp tỉ lệ âm hóa đờm sau 2 tháng điều trị tấn công ở bn lao phổi mới AFB(+) lứa bệnh năm 2000 tại 3 quận của Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điều tra dịch tễ lao toàn quốc 2006.
  • Hiệu quả Salmeterol/Fluticasone bơm hít trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Phát hiện bệnh lao chủ động trong nhóm người tiếp xúc nguồn lây (ACT2).
  • Xác định nguyên nhân những trường hợp đồng nhiễm HIV/lao không được thực hiện sàng lọc lao (ICF) tại các cơ sở HIV.
  • Điều tra dịch tễ lao toàn quốc lần thứ hai 2016.
  • Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III: “Sử dụng thuốc Levofloxacin trong phòng ngừa lao kháng đa thuốc ở nhóm người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao kháng đa thuốc”.

5.2 Các nghiên cứu được đăng trên các tạp chí

  • Lợi tức phi tiền tệ của dự án chăm sóc đúng mở rộng cho bệnh nhân lao phổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. The International and Lung Disease Journal of Tuberculosis. Supplement 2, volume 22, number 11. 2019.
  • Bệnh lao ở những người nhập cư: nghiên cứu cắt ngang về nguy cơ kết quả điều trị kém và tác động của can thiệp tuân thủ điều trị giữa những người tạm trú ở một quận nội thành tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. BMC Infect Dis 20, 134 (2020).
  • Đánh giá so sánh hai mô hình về nguồn nhân lực tác động đến trường hợp mắc bệnh lao hoạt động dựa vào cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. BMC Public Health 20, 934 (2020).
  • Tối ưu hóa chẩn đoán và điều trị nhiễm lao tại cộng đồng và cơ sở chăm sóc ban đầu tại hai tỉnh thành của Việt Nam: Nghiên cứu đoàn hệ. BMJ Open 2023;13:e071537.

5.3. Thành tựu cải tiến chất lượng hoạt động:

  • Điều dưỡng trưởng khoa B3 luôn chú trọng sáng kiến cải tiến chất lượng trong công tác chăm sóc bệnh nhân. Công tác 5S được duy trì hiệu quả tại khoa.
  • Các sáng kiến cải tiến hằng năm đều được Hội đồng công nghệ bệnh viện xét duyệt và công nhận:
    • Phiếu theo dõi bệnh nhân đạt cấp cơ sở năm 2020.
    • Đổi mới phương pháp giao tiếp giữa nhân viên y tế trong công tác chống dịch COVID 19 năm 2021 đạt cấp cơ sở.
    • Sổ tư vấn sức khỏe bệnh nhân đạt cấp cơ sở năm 2022
    • Truyền thông sức khỏe cho bệnh nhân tại khoa B3 qua tài khoản Zalo đạt cấp đơn vị năm 2022

6. Định hướng phát triển trong tương lai

6.1. Thế mạnh của khoa B3

  • Tập thể Khoa đoàn kết, luôn có tinh thần xây dựng Khoa và bệnh viện ngày càng vững  mạnh.
  • Đội ngũ nhân viên tận tình, nhiệt tình, chuyên môn vững, ham mê khoa học.
  • Trong đại dịch Covid-19: Khoa tổ chức cách ly và điều trị những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh, tham gia nhiệt tình các hoạt động phòng chống dịch của bệnh viện, thực hiện tốt các hướng dẫn của Ủy ban phòng chống dịch Quốc gia và Bệnh viện.
  • Tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập của bộ môn Lao các trường đại học và học viên thực tập của các trung tâm y tế trong mạng lưới phòng chống lao.

6.2. Định hướng phát triển:

  • Tiếp tục nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, các bệnh nhiễm khuẩn, Lao/HIV; nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh; tiếp cận công nghệ 4.0 trong khám chữa bệnh;  tiếp cận chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.
  • Tất cả điều dưỡng học tập nâng cao trình độ đạt 100% điều dưỡng trình độ đại học năm 2025.
  • Nhân viên khoa đều được tham gia tập huấn tư vấn và chăm sóc bệnh nhân HIV/ AIDS để phục vụ công tác chăm sóc bệnh nhân tại khoa.