- 09/05/2024
Bệnh viện Phạm Ngọc thạch dâng hương nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Ngày 7/5/2024 Tại tượng đài Bs Phạm Ngọc Thạch, tập thể nhân viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức buổi lễ dâng hương kỷ niệm 115 năm ngày sinh Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam (07/05/1909 – 07/05/2024)
Tham dự lễ kỷ niệm có TS. BS Nguyễn Hữu Lân – Bí Thư Đảng Ủy – Giám Đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Đại diện Ban Chấp hành Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên cùng toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên đối tác của bệnh viện.
Tại lễ kỷ niệm, Các đồng chí cán bộ Đoàn thanh niên đã cùng nhau ôn lại những cống hiến và hy sinh to lớn của vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành Y tế Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Qua đó phát huy hơn nữa tính kế thừa, phát triển và không ngừng tiến bộ trong vai trò là đồng nghiệp, là con cháu tiếp nối truyền thống tin hoa mà Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã giầy công xây dựng cho thế hệ mai sau.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909, tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cha ông là Nhà giáo Phạm Ngọc Thọ, mẹ là bà Công Tôn nữ Chánh Tín, thuộc dòng Hoàng tộc Huế, là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh. Ông mồ côi mẹ khi mới lên 2, không bao lâu thì cha cũng qua đời. Vốn thông minh, học giỏi, khi tốt nghiệp Tú tài, ông thi đậ và theo học tại ĐH Y Hà Nội từ năm 1928, sau đó sang Pháp tiếp tục học tập và tốt nghiệp Bác sĩ ở Paris, năm 1934. Ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía Đông của nước Pháp, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tại Viện điều dưỡng Haute Villie
Năm 1936, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trở về Việt Nam và tham gia các phong trào yêu nước, đến năm 1945 thì gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Lúc bấy giờ, trước sự lớn mạnh của phong trào học sinh, sinh viên và trí thức yêu nước, một nhóm các nhà trí thức đã tiên phong đứng ra thành lập phong trào Thanh niên Tiền phong tại Sài Gòn, sau đó phát triển nhanh ra khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Đây là lực lượng xung kích của cách mạng được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và có vai trò rất lớn, góp phần làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.
Đương thời, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người anh đáng kính và thân yêu của cả một thế hệ hăng say trong không khí cách mạng tiến lên giành chính quyền. Ông đã cùng với một số nhà trí thức yêu nước khác từ bỏ con đường danh vọng trước mắt để thực hiện nghĩa vụ của công dân trước vận mệnh đất nước, tương lai dân tộc. Với những đóng góp to lớn của các trí thức trẻ yêu nước, đến ngày 22/8/1945, Ban Chấp hành Thanh niên Tiền phong đã họp ra quyết nghị gia nhập Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đêm 24, rạng sáng ngày 25/8/1945, hàng chục vạn đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn, mà thanh niên Tiền phong là một trong những thành phần chủ lực, đã kéo về trung tâm thành phố đấu tranh giành chính quyền, làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956, Đại hội thành lập Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ I được khai mạc tại Nhà hát lớn Thủ đô Hà Nội, hơn 700 đại biểu trong và ngoài nước, Đại hội đã thông qua nghị quyết, bầu Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ làm Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội LHTN Việt Nam. Những năm tháng đó, người bác sĩ tận tâm, người thủ lĩnh thanh niên tài ba trực tiếp tổ chức và tham gia cứu chữa thương binh, tìm cách trị bệnh cho nhân dân, chiến sĩ của chiến trường miền Nam gian lao, anh dũng. Vì lý do sức khỏe, cộng với lao lực, ngày 7/11/1968, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời do viêm phúc mạc mật và sốt rét ác tính.
Một số hình ảnh tại buổi lễ: